ĐẠP GA KHÔNG LÊN VÀ MẤT GA CẦM CHỪNG – MS909

ĐẠP GA KHÔNG LÊN VÀ MẤT GA CẦM CHỪNG- CÁCH KHẮC PHỤC BẰNG MÁY CHẨN ĐOÁN AUTEL MS909

 

KHẮC PHỤC LỖI ĐẠP GA KHÔNG LÊN VÀ MẤT GA CẦM CHỪNG BẰNG MÁY CHẨN ĐOÁN AUTEL MS909

 

Lỗi Đạp Ga Không Lên Và Mất Ga Cầm Chừng Bằng Máy Chẩn Đoán Autel Ms909

 

 

Sau một thời gian sử dụng và hoạt động, xe của chúng ta thường sẽ xuất hiện những hiện tượng như đạp ga không lên và mất ga cầm chừng, có thể bắt nguồn từ các hệ thống nhiên liệu, đánh lửa và các bộ phận khác nhau. Hôm nay OBD Việt Nam sẽ phân tích và khắc phục hiện tượng này bằng máy chẩn đoán Autel MS909 mời Anh Em cùng theo dõi.

 

NGUYÊN NHÂN LỖI ĐẠP GA KHÔNG LÊN VÀ MẤT GA CẦM CHỪNG:

 

Nguyên nhân lỗi đạp ga không lên và mất ga cầm chừn

Hình 1: Nguyên nhân lỗi đạp ga không lên và mất ga cầm chừng 

 

Một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là:

  • Lỗi cảm biến vị trị chân ga
  • Lỗi cảm biến vị trí bướm ga
  • Hư hỏng lọc xăng hoặc lọc gió
  • Khí thải không thoát được ra ngoài
  • Mất áp suất buồng đốt.

CÁCH KHẮC PHỤC LỖI BẰNG MÁY CHẨN ĐOÁN AUTEL MS909

 1.      Kiểm tra dữ liệu máy chẩn đoán Autel MS909

  • Bước 1: Kết nối VCI với xe thông qua cổng OBD2 trên xe

 

Kết nối VCI

Hình 2: Kết nối VCI với xe thông qua cổng OBD2 trên xe

 

 

  • Bước 2: Bật ON chìa khóa

 

Hình 3: Bật ON chìa khóa

 

  • Bước 3: Nhận dạng xe làm việc

 

Hình 4: Nhận dạng xe làm việc

 

  • Bước 4: Xác nhận thông tin xe

 

Hình 5: Xác nhận thông tin xe

 

  • Bước 5: Quét toàn bộ hệ thống trên xe

 

Hình 6: Quét toàn bộ hệ thống trên xe

 

  • Bước 6: Đọc lỗi toàn bộ hệ thống trên xe

 

Hình 7: Đọc lỗi toàn bộ hệ thống trên xe

 

2.      Phân tích mã lỗi trên máy chẩn đoán Autel MS909

 

Hình 8: Phân tích mã lỗi và khoanh vùng hệ thống hư hỏng

 

XÁC ĐỊNH MÃ LỖI VÀ KHOANH VÙNG HƯ HỎNG

  • Mã Lỗi P0123: Throttle/Pedal Position Sensor/ Switch A Circuit High – Mạch cảm biến vị trí cánh bướm ga A điện áp cao
  • Mã Lỗi P0022: Throttle/Pedal Position Sensor/ Switch B Circuit Low – Mạch cảm biến bướm ga/bàn đạp chân ga thấp

 3.      Phân tích dữ liệu động của hệ thống động cơ

  • Control unit – chọn theo từng hệ thống

 

Hình 9: Control unit – chọn theo từng hệ thống

 

  • LIVE DATA – Xem dữ liệu động hệ thống động cơ

 

Hình 10: Xem dữ liệu động hệ thống động cơ

 

  • Phân tích và kiểm tra cảm biến vị trí bàn đạp chân ga – Accelerator Pedal Position
  • Khi mà đạp ga không lên thì chúng ta cần vào xem dữ liệu động để phân tích dữ liệu của cảm biến bàn đạp chân ga có hoạt động tốt hay không.

 

Hình 11: Phân tích và kiểm tra cảm biến vị trí bàn đạp chân ga

 

  • Theo dõi các thông số của cảm biến vị trí bàn đạp chân ga – Accelerator Pedal Position

 

Hình 12: Phân tích và kiểm tra cảm biến vị trí bàn đạp chân ga

 

Tên cảm biến

Giá trị

Dải

Đơn Vị

Accelerator Pedal Position: Cảm biến vị trí bàn đạp chân ga

0

[0…100]

%

Accelerator Pedal Position Sensor 1(%): Phần trăm độ mở của cảm biến vị trí bàn đạp chân ga số 1

15.29

[0…100]

%

Accelerator Pedal Position Sensor 1(V): Điện áp của cảm biến vị trí bàn đạp chân ga số 1

0.76

[0…5]

V

Accelerator Pedal Position Sensor 2(%):Phần trăm độ mở của cảm biến vị trí bàn đạp chân ga số 2

7.84

[0…100]

%

Accelerator Pedal Position Sensor 2(V): Điện áp cảm của cảm biến vị trí bàn đạp chân ga số 2

0.38

[0…5]

V

 

  • Kiểm tra tình trạng của 2 con cảm biến Accelerator Pedal Position Sensor dưới dạng đồ thị
  • Đồ thị cho thấy hai con cảm biến vị trí bàn đạp chân ga vẫn hoạt động tốt.

 

Hình 13: Kiểm tra tình trạng của hai con cảm biến

 

  • Sau khi phân tích cảm biến vị trí chân ga vẫn hoạt động bình thường chúng ta tiến hành sang kiểm tra con cảm biến vị trí bướm ga.
  • Kiểm tra trạng thái của cảm biến vị trí bướm ga – Throttle Position Sensor

 

Hình 14: Kiểm tra tình trạng của cảm biến vị trí bướm ga

 

  • Dựa vào dữ liệu ta thấy thông số độ mở của cảm biến vị trí bướm ga 1 và 2 đang hiển thị là 100% tức là cảm biến đang bị lỗi.

 

Hình 15: Kiểm tra tình trạng của cảm biến vị trí bướm ga

Tên cảm biến

Giá trị

Dải

Đơn Vị

Throttle Position Sensor 1 (%): Phần trăm độ mở của cảm biến vị trí bướm ga 1

100

[0…100]

%

Throttle Position Sensor 1 (V): Điện áp của cảm biến vị trí bướm ga 1

4.99

[0…5]

V

Throttle Position Sensor 2 (%): Phần trăm độ mở của cảm biến vị trí bướm ga 2

100

[0…100]

%

Throttle Position Sensor 2 (V): Điện áp của cảm biến vị trí bướm ga 2

0

[0…5]

V

 

Hình 16: Kiểm tra tình trạng của cảm biến vị trí bướm ga

 

  • Không có tín hiệu phản hồi về khi đạp chân ga, có thể cảm biến vị trí bướm ga đang bị hư hỏng ở đường dây hoặc giắc cắm, chúng ta tiến hành ra bên ngoài xe để thực hiện kiểm tra và đo kiểm.

 

4.      Kiểm tra và đo kiểm cảm biến vị trí bướm ga

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CẢM BIẾN VỊ TRÍ BƯỚM GA

Cảm biến vị trí bướm ga được sử dụng để đo độ mở vị trí của cánh bướm ga để báo về hộp ECU. Từ đó, ECU sẽ sử dụng thông tin tín hiệu mà cảm biến vị trí bướm ga gửi về để tính toán mức độ tải của động cơ nhằm hiệu chỉnh thời gian phun nhiên liệu, cắt nhiên liệu, điều khiển góc đánh lửa sớm, điều chỉnh bù ga cầm chừng và điều khiển chuyển số.

  • Tiến hành tháo cảm biến vị trí bướm ga để đo kiểm.

 

Hình 17: Tiến hành tháo cảm biến vị trí bướm ga

 

 

  • Sơ đồ mạch điện của cảm biến vị trí bướm ga

     

Hình 18: Sơ đồ mạch điện của cảm biến vị trí bướm ga

 

5.      Cách thức kiểm tra và đo kiểm cảm biến vị trí bướm ga

  • VỚI LOẠI ĐỜI THẤP VẪN SỬ DỤNG 2 TIẾP ĐIỂM:

Kiểm tra xem tiếp điểm IDL khi bướm ga đóng kín có nối với chân E2 không, khi khẽ lên ga chân IDL phải ngắt với chân E2. Kiểm tra chân PSW khi bướm ga mở lớn hơn 50% có nối với chân E2 không, khi bướm ga buông trở về chân PSW phải tách khỏi chân E2.

  • VỚI LOẠI CẢM BIẾN TUYẾN TÍNH VÀ HALL:

Rút giắc điện, Kiểm tra ở tại chân cảm biến có nguồn Vc 5V, Chân mát và chân tín hiệu. Khi thay đổi độ mở cánh bướm ga thì giá trị điện áp tại chân Signal phải thay đổi theo tuyến tính tăng dần và không bị gián đoạn tại điểm nào. ( một số cảm biến sử dụng cả loại giảm dần).

  • CẢM BIẾN BƯỚM GA LOẠI MẠCH TRỞ THAN

Có thể thay đổi độ mở bướm ga và kiểm tra sự thay đổi điện trở của chân Signal với 2 chân còn lại.

  • Sau khi tiến hành kiểm tra và sửa chữa khắc phục lỗi của cảm biến vị trí bướm ga chúng ta thực hiện lắp ráp lại cảm biến và các chi tiết về nguyên bản như trước.

 

Hình 19: Tiến hành lắp ráp lại cảm biến về nguyên bản như trước

 

  • Kiểm tra lại dữ liệu động trên máy chẩn đoán Autel MS909 của cảm biến vị trí bướm ga

 

Hình 20: Kiểm tra lại dữ liệu động của cảm biến vị trí bướm ga

 

  • Xem dữ liệu cảm biến vị trí bướm ga dưới dạng đồ thị bằng máy chẩn đoán MS909

 

Hình 21: Xem dữ liệu cảm biến vị trí bướm ga dưới dạng đồ thị

 

  • Cuối cùng chúng ta sẽ sử dụng máy chẩn đoán Autel MS909 để đọc lại và xóa lỗi lịch sử của xe.

 

Hình 22: Đọc lại và xóa lỗi bằng máy Autel MS909

 

Hình 23: Đã xóa lỗi xong

 

 6.      Reset học lại vị trí bướm ga

Sau khi đã khắc phục lỗi cảm biến vị trí bướm ga nếu xe xuất hiện tình trạng òa ga thì chúng ta sẽ tiến hành thực hiện chức năng RESET lại vị trí bướm ga như sau.

  • Vào mục chức năng đặc biệt – Hot functions

 

Hình 24: Vào chức năng đặc biệt

 

  • Sau đó vào tính năng Reset để học lại vị trí bướm ga – Throttle

 

Hình 25: Tính năng Reset bướm ga

 

  • Chọn vào mục Reset KAM(Keep alive memory) sau đó bấm OK để tiến hành thực hiện quá trình reset vị trí bướm ga.

 

Hình 26: Chọn vào mục Reset KAM(Keep alive memory)

 

  • Điều kiện của máy là bật ON chìa khóa xe sau đó bấm OK.

 

Hình 27: Làm theo hướng dẫn của máy chẩn đoán

 

  • Tiếp theo máy yêu cầu OFF lại chìa khóa xe.

 

Hình 28: Làm theo hướng dẫn của máy chẩn đoán

 

  • Quá trình RESET vị trí bướm ga bằng máy chẩn đoán đã hoàn thành.

 

Hình 29: Đã hoàn thành xong reset bướm ga

 

 

KẾT THÚC, HOÀN THÀNH QUY TRÌNH XỬ LÝ MÃ LỖI !

7.      Các hư hỏng thường gặp của cảm biến vị trí bướm ga

  • Cảm biến hỏng do mòn mạch trở than. Hoặc hư hỏng IC Hall
  • Đứt dây
  • Dây tín hiệu chạm dương, chạm mát
  • Lỏng giắc
  • Hư hộp ECU nên báo lỗi cb bướm ga
  • Trong trường hợp tín hiệu từ TPS bất thường, động cơ có thể có các hiện tượng sau: tốc độ  không tải không ổn định, gia tốc kém, tăng suất tiêu hao nhiên liệu, nồng độ CO, HC trong khí xả cao

 

8.      Kinh nghiệm thực tế khi kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga

  • Loại tiếp điểm (đời cũ): hư hỏng thường gặp các tiếp điểm hoạt động không đúng (khi ga tiếp điểm IDLE không ngắt khỏi E2 nên lên ga bị hụt).
  • Với xe sử dụng bướm ga điện tử khi mất tín hiệu cảm biến vị trí bướm ga thường không lên ga được, lên được thì bị giới hạn vòng tua
  • Một số dòng xe đời thấp cảm biến bướm ga có thể xoay điều chỉnh được 1 góc nhỏ thông qua rãnh xẻ bắt vít, không nên chỉnh tín hiệu cảm biến vị trí bướm ga cao quá hoặc thấp quá sẽ ảnh hưởng tới việc điều khiển tốc độ cầm chừng.

 

Theo dõi chúng tôi để nhận được nhiều thông tin hữu ích nhé:

Facebook
Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.