LỜI GIỚI THIỆU: Nhằm phục vụ nhu cầu làm việc, nghiên cứu hiện tượng hư hỏng các hệ thống trên xe ô tô để tìm ra Pan bệnh liên quan. Mới các bạn đến với Phần II chủ đề thứ 5 trong chuỗi bài viết HIỆN TƯỢNG HƯ HỎNG CỦA CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ.
==> Xem thêm: Chủ đề 5: ĐỘNG CƠ KHỞI ĐỘNG TỐT NHƯNG DỄ CHẾT MÁY HOẶC KHÔNG NỔ ( Phần I )
Động cơ luôn là bộ phận có tần suất bảo dưỡng và sửa chữa nhiều nhất trên xe. Nhiều bộ phận bị hao mòn, có dấu hiệu xuống cấp nhanh. Một trong những nguyên nhân khiến xe hoạt động không ổn định là bảo dưỡng không đúng định kỳ và quá trình sử dụng xe. Trong Phần II chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cách nhận biết, nguyên nhân và cách khắc phục của hiện tượng ” Động cơ không nổ “.
B. Hiện tượng động cơ không nổ ( Phần II )
Nội dung chính
- 1 B. Hiện tượng động cơ không nổ ( Phần II )
- 1.1 Hiện tượng hư hỏng bướm ga bị đóng thường xuyên
- 1.2 Hiện tượng Rơ le của bộ chế hòa khí không hoạt động
- 1.3 Hiện tượng má vít bộ chia điện bị cháy – Khe hở của bugi hoặc hai má bạch kim của bộ chia điện đang không đúng chuẩn
- 1.4 Những hiện tượng gây lên hư hỏng biến áp ( Bôbin )
- 1.5 Tụ điện đang không làm việc
- 1.6 Hiện tượng bình ắc quy bị phóng điện
- 1.7 Quy lát được siết không chặt
- 2 C. Hiện tượng hư hỏng lỗi động cơ không ổn định, vòng quay thấp
Trở lại với các hiện tượng liên quan đến động cơ không nổ, bắt đầu với vấn đề tiếp nối phần I:
Hiện tượng hư hỏng bướm ga bị đóng thường xuyên
Muội đen bám bên trong họng hút và xung quanh khi kiểm tra bướm ga. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với động cơ của ô tô. Cụ thể, nếu bụi bẩn bám chặt vào bướm ga, chúng sẽ làm mất vị trí đầu chuẩn của bộ phận này. Từ đó sẽ làm giảm hiệu suất của động cơ, dẫn đến tình trạng khó nổ máy hoặc òa ga.
Ngoài ra, nếu để bụi bẩn bám càng nhiều cũng sẽ khiến cho độ mở của bướm ga bị sai lệch, kéo theo tình trạng đẩy xăng phun không hợp lý. Chưa kể đến việc nó còn gây ra tình trạng tắt xe đột ngột. Điều này rất nguy hiểm khi tài xế đang lưu thông trên đường.
Việc độ mở của bướm ga bị sai lệch, cùng lượng xăng phun bị ảnh hưởng dẫn đến việc xe sẽ tiêu hao xăng nhiều hơn bình thường. Do đó, khi gặp hiện tượng này, các tài xế nên nhanh chóng làm sạch để máy khởi động và vận hành tốt hơn.
Lưu ý, một số ô tô không điều khiển bướm ga bằng dây cáp móc từ bàn đạp mà thay vào đó là sử dụng cảm biến để nhận tín hiệu rồi điều khiển mô tơ điện đóng mở bướm ga. Thường được gọi là “Điều khiển bằng điện tử”.
Xe điều khiển bướm ga bằng điện tử sẽ sử dụng một cảm biến vị trí bướm ga bàn đạp ga và một mô tơ điện được gắn cố định trên bướm ga, cái này hoạt động như dây cáp dây ga và điều khiển tốc độ cầm chừng, bằng cách sử dụng tín hiệu đầu vào từ cảm biến vị trí bàn đạp ga để điều khiển cánh bướm ga đóng/mở. Bướm ga điện tử thường được lắp đặt phía bên cạnh thân bướm ga và nếu có bất kỳ vấn đề gì đối với mô tơ trên loại bướm ga này sẽ phải thay thế toàn bộ cụm chi tiết.
Các nhà sản xuất ô tô thường khuyến cáo, chủ xe nên loại bỏ và làm sạch bướm ga sau mỗi quãng đường khoảng 160.000 km, nhưng nếu có thể thì sau khoảng 50.000 km thì nên vệ sinh bướm ga. Cách làm này sẽ đảm bảo cho động cơ vận hành bình thường, tăng tuổi thọ của động cơ, cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu và mã lực cũng như giảm phát thải.
Hiện tượng Rơ le của bộ chế hòa khí không hoạt động
- Nguyên nhân là tiếp điểm tiếp xúc kém, role làm việc liên tục bị dính không tách ra được
- Cách khắc phục là hãy tiến hành thay thế role mới đúng thông số kỹ thuật.
Hiện tượng má vít bộ chia điện bị cháy – Khe hở của bugi hoặc hai má bạch kim của bộ chia điện đang không đúng chuẩn
Đầu tiên chúng ta hiểu bộ chia điện là bộ phận quan trọng của hệ thống đánh lửa, nó giúp phân chia dòng điện cao áp đến đúng thứ tự làm việc của động cơ vào đúng thời điểm cần thiết một cách chính xác. Vì vậy nếu gặp hỏng hóc bộ chia điện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống đánh lửa và động cơ. Khi hoạt động lâu ngày bộ chia điện cũng hao mòn và có thể gặp một số vấn đề: Nứt, bể nắp delco do tác động vật lý làm rò rỉ điện áp dẫn đến đánh lửa yếu.
Khe hở giữa má tĩnh và má động không chuẩn làm giảm khả năng đánh lửa, bộ điều chỉnh đánh lửa áp thấp bị hở màng làm đánh lửa sai thời điểm, lò xo ở bộ điều chỉnh đánh lửa sớm ly tâm yếu, rotor tín hiệu mòn làm đánh lửa chập chờn, sai thời điểm đánh lửa. Khi kiểm tra bộ phận chia điện cần kiểm tra từng chi tiết, vệ sinh các má vít, điều chỉnh khe hở rotor, thay thế các bộ phận hư hại,…
Một hiện tượng hư hỏng nữa liên quan đến khe hở má vít là đánh lửa không đúng thời điểm
- Đánh lửa quá sớm: Khi động cơ hoạt động mà có hiện tượng kích nổ khi ga lớn, chế độ không tải nổ không ổn định, xe chạy hao xăng, máy mau nóng, lâu lâu có hiện tượng như nổ ngược. Đó chính là dấu hiệu cho thấy bộ phận đánh lửa không đúng thời điểm ( đánh lửa quá sớm ) làm pistong chưa lên đến đỉnh đã bị sinh công và bị đẩy xuống gây kích nổ, đông cơ mau bị nóng, xăng chưa kịp cháy hết vì bị sót và bị thải ra ngoài gây hao xăng. Nguyên nhân của tình trạng trên do đặt delco sai, khe hở má vít quá lớn. Động cơ cần được đặt lại lửa và điều chỉnh khe hở má vít.
- Đánh lửa quá muộn: Khi hệ thống đánh lửa tạo tia lửa điện quá muộn so với thời điểm động cơ cần, thường thì sẽ gây các hiện tượng như nhiệt độ động cơ tăng cao, có tiếng nổ trong ống xả do xăng không được đốt hết và tiếp tục cháy khi ra đường xả, gây tiêu hao nhiên liệu, động cơ bị ngộp xăng do không được đốt cháy kịp thời làm xe không tăng tốc được. Ngoài ra động cơ còn khó khởi động. Nguyên nhân của tình trạng này do đặt lửa sai, khe hở má vít quá nhỏ. Động cơ cần được đặt lại lửa và điều chỉnh khe hở má vít.
- Cách đặt lại lửa trên động cơ: Lắp delco ( bộ chia điện ) ăn khớp với trục dẫn động. Quay trục khuỷu và quan sát xác định vị trímáy thứ nhất. Lắp các dây cao áp đúng với thứ tự của động cơ, khởi động động cơ, xoay delco điều chỉnh ở tốc độ động cơ lớn nhất và không có tiếng gõ. Khi nổ ở chế độ không tải máy nghe nổ đều và không rung động. lên ga nghe ngọt và mạnh là được, sau đó lắp chặt delco ở vị trí đã điều chỉnh sẽ có được một hệ thống đánh lửa đúng thời điểm và hoạt động tốt.
Những hiện tượng gây lên hư hỏng biến áp ( Bôbin )
- Biến áp ở hệ thống đánh lửa cũng như là một máy biến thế vậy, các hư hỏng thường gặp của biến áp như là chập mạch các vòng dây làm cháy biến áp, cháy nắp biến áp, cháy điện trở phụ… Hoặc tác động cơ học làm bể, nứt nắp biến áp. Cần kiểm tra và thay thế các bộ phận hư hỏng.
Tụ điện đang không làm việc
Cấu tạo của tụ điện
Nguyên lý hoạt động của tụ điện
Các cách kiểm tra tụ điện sống hay chết
-
Cách kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ kim vạn năng
Đồng hồ kim vạn năng là một trong những dụng cụ đo điện được nhiều thợ điện sử dụng phổ biến. Việc đầu tiên bạn cần làm là xả hết điện trong tụ ra, sau đó lấy đồng hồ còn sử dụng tốt, chọn chế độ Ohm. Rồi chạm que đo vào hai cực tụ điện và đọc kết quả.
Nếu như kim đồng hồ chỉ về mức thấp thì tụ bị ngắn mạch, nhưng nếu kim di chuyển từ thấp đến điện trở cao dần đến vô hạn thì tụ điện đang trong trạng thái tốt. Vậy khi kim không di chuyển thì sao? Chắc chắn tụ điện bị hở và bạn cần kiểm tra lại cả tình trạng hoạt động của đồng hồ.
-
Cách kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng
Một cách kiểm tra tụ điện sống hay chết khác là dùng đồng hồ vạn năng. Trước tiên, bạn hãy điều chỉnh thang đo ở chế độ 1K. Rồi chạm que đo vào hai đầu tụ, sau đó đổi que đo, tiếp tục thực hiện lại. Bạn hãy chú ý theo dõi dãy số hiển thị trên mặt đồng hồ, nếu nó hiển thị trong vài giây rồi chuyển sang hiển thị Open Line (OL), nghĩa là tụ điện còn tốt. Còn khi không có sự thay đổi gì, không hiển thị Open Line (OL) thì tụ điện đã bị hỏng.
-
Cách kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ số vạn năng ở chế độ điện dung
Đồng hồ vạn năng có nhiều loại, nếu dụng cụ của bạn có thêm tính năng đo điện dung trên đồng hồ thì có thể điều chỉnh sang chế độ này. Các bước thực hiện trong cách kiểm tra tụ điện này cũng bao gồm: xả tụ, tháo tụ điện ra khỏi mạch, sau đó bạn dùng đồng hồ vạn năng ở chế độ điện dung, lần lượt chạm que đo vào hai cực. Nếu giá trị hiển thị trên đồng hồ gần với giá trị thực của tụ điện thì linh kiện của bạn còn tốt. Nhưng nếu số đó thấp hơn rất nhiều hoặc không hiển thị thì bạn cần thay mới tụ điện.
-
Cách kiểm tra tụ điện bằng vôn kế
Vôn kế là một cách kiểm tra tụ điện khác mà những kỹ sư điện khuyên dùng. Biện pháp này cần phải quan sát theo dõi số liệu nhanh bởi điện trường trong tụ sẽ nhanh bị xả. Bạn nên thực hiện theo trình tự sau:
- Tách rời tụ điện khỏi mạch
- Xem giá trị điện áp được ghi trên tụ điện
- Sạc điện cho tụ điện bằng một dòng điện áp thấp hơn điện áp ghi trên trong vài giây.
- Điều chỉnh thang đo trên vôn kế, gắn cực dương của tụ điện và dây dương của máy đo, cực âm nối với âm.
- Lập tức chú ý đến điện áp ban đầu hiển thị trên vôn kế. Nếu giá trị gần với điện áp bạn cấp cho tụ điện thì linh kiện của bạn còn hoạt động tốt. Ngược lại, con số thấp hơn thì tụ đã hỏng.
Hoặc các thiết bị khác kiểm tra hư hỏng hệ thống điện:
Xem thêm:
Hiện tượng bình ắc quy bị phóng điện
- Nguyên nhân:
- Ắc quy bị sử dụng cạn kiệt nhưng không được nạp bổ sung.
- Nạp không đúng chế độ, không đủ dung lượng cần thiết hoặc nhiều lần nạp thiếu dung lượng dẫn đến tích tụ sulfate ngày càng nhiều.
- Bộ phận nạp của phương tiện ( xe) hoạt động kém.
- Hệ thống dây dẫn của phương tiện ( xe ) bị chạm mạch làm tự phóng điện của nguồn ắc quy.
- Châm bổ sung bằng dung dịch acid sulfuric ( thay vì bằng nước cất )…
- Hiện tượng:
- Thời gian sử dụng ngắn hơn bình thường.
- Khởi động yếu hoặc không khởi động được.
- Khi nạp điện : bình thường, điện thế và tỷ trọng tăng dần đều trong khi nạp, và vẫn ổn định sau khi nạp. Tuy nhiên, có những trường hợp cần phải thực hiện chu kỳ nạp và phóng nhanh nhiều lần mới có thể khắc phục tình trạng sulfate.
- Cách khắc phục:
- Cần nạp điện định kỳ ( lâu nhất ba tháng / lần ) theo chế độ nạp cần thiết.
Quy lát được siết không chặt
Lực xiết của mỗi máy đã được đưa ra trong tài liệu sửa chữa rồi. Khi xiết vượt quá “cân” thì nó đã làm dãn cây bu lông, nếu vượt quá nhiều thì nó có thể sẽ đứt làm đôi. Nếu như nắp Quy lát siết không chặt thì sẽ gây ra các vấn đề về áp suất trong buồng động cơ bị giảm xuống và làm cho nhiệt độ cũng như khí cháy phát ra bên ngoài khiến nước mát bị làm nóng nhanh chóng, làm cho động cơ không phát huy hết công suất.
C. Hiện tượng hư hỏng lỗi động cơ không ổn định, vòng quay thấp
Nguyên nhân thường là do hệ thống không tải của bộ chế hòa khí đang hoạt động không tốt, có thể do hỏng gioăng đệm giữa 2 mặt của bộ chế hòa khí với ống nạp.
Nguyên nhân còn có thể là do dây cao thế đặt không đúng thứ tự làm việc của động cơ hay do bugi dính dầu, nước lọt vào xi lanh.
Lời kết:
Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi hết Phần II của chủ đề 5 nằm trong chuỗi bài viết về HIỆN TƯỢNG HƯ HỎNG CỦA CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ. Trên đây là những chia sẻ thực tế về các Pan bệnh xoay quanh hiện tượng: ”ĐỘNG CƠ KHỞI ĐỘNG TỐT NHƯNG DỄ CHẾT MÁY HOẶC KHÔNG NỔ ” , cũng như các phương pháp khắc phục từ cơ bản đến phức tạp. Mong rằng sẽ giúp ích cho các anh em trong công việc và học tập. Hẹn gặp lại anh em trong phần II của chủ đề thú vị này.
Rất mong nhận được những đóng góp chia sẻ của mọi người để xây dựng một cộng đồng chia sẻ kiến thức thực tế vững mạnh & bổ ích.
==> Xem Thêm: Địa chỉ uy tín cung cấp các thiết bị cho gara